Bổ sung thêm hormone nội tiết tố sẽ giúp tăng dịch tiết chất nhờn âm đạo |
Đừng để cô nhỏ bị khô hạn ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Nếu đàn ông lo lắng về rối loạn cương dương bao nhiêu thì phụ nữ lo ngại về khô âm đạo bấy nhiêu. Bởi, tình trạng khô hạn không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tình dục mà còn tạo cảm giác khô héo, úa tàn và bất lực, khiến chị em cảm thấy tự ti.
Biểu hiện rõ nhận thấy nhất của khô âm đạo là: Vùng kín có cảm giác khô, ngứa, gây khó khăn hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục. Khi bị khô âm đạo, việc gãi ngứa cho thỏa sẽ chỉ làm cho lớp niêm mạc bên trong âm đạo bị tổn thương, tạo điều kiện để vi khuẩn có hại gây viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây khô âm đạo
Có nhiều nguyên nhân gây ra khô âm đạo, từ việc thiếu hụt dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cho đến yếu tố bệnh lý.
Do chế độ dinh dưỡng: Uống rượu bia, nước ngọt có gas, hút thuốc lá… khiến buồng trứng giảm tiết dịch nhầy bôi trơn, gây ra khô âm đạo.
Do yếu tố tâm lý: Căng thẳng, stress kéo dài gây ức chế buồng trứng điều tiết nội tiết tố nữ estrogen, khiến màng nhầy giảm tiết dịch bôi trơn.
Do mãn kinh: Theo thống kê có đến 10 – 40% phụ nữ mãn kinh có dấu hiệu khô âm đạo. Nguyên nhân là do buồng trứng suy giảm chức năng hoạt động, làm suy giảm hormone estrogen, progesterone, khiến thành âm đạo giảm tiết chất nhờn.
Do vệ sinh sai cách: Việc lạm dụng nước rửa phụ khoa hoặc dùng xà bông, sữa tắm thụt rửa vùng kín có thể giết chết hết cả vi khuẩn có lợi và có hại, khiến niêm mạc âm đạo khô, không còn ẩm ướt và mềm mại như trước.
Do bệnh lý: Một số phụ nữ phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hay điều trị bệnh ung thư cũng bị khô âm đạo.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc cảm, thuốc kháng sinh.
Giảm khô âm đạo bằng cách nào?
Dùng kem bôi trơn: Để “chữa cháy” trong sinh hoạt vợ chồng khi bị khô âm đạo, bạn có thể dùng kem bôi trơn. Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là giải pháp tình thế, không nên lạm dụng. Bởi, các hóa chất có trong kem bôi trơn có thể ảnh hưởng không tốt tới âm đạo.
Chú ý khi vệ sinh "vùng kín": Chỉ nên vệ sinh “vùng kín” bằng nước muối hoặc nước rửa phụ khoa được khuyên dùng, để tránh mất cân bằng độ pH âm đạo.
Ăn uống khoa học và tăng cường vận động: Hạn chế hoặc loại bỏ các loại thức ăn đồ uống có thể gây khô âm đạo. Tập thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp giảm căng thẳng, stress, đồng thời giúp thân thể khỏe mạnh hơn.
Bổ sung thêm hormone nội tiết tố: BS Sản phụ khoa Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế, cho biết, với tình trạng khô âm đạo do mãn kinh hoặc do tác dụng phụ của một số bệnh lý, giải pháp ứng phó an toàn và hiệu quả lâu dài là bổ sung thêm hormone nội tiết tố từ các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Trường hợp bị khô âm đạo nặng, cảm thấy khô rát, khó chịu, bứt rứt, bạn nên đi khám phụ khoa để bác sỹ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét