nội tiết tố nữ

Bốc hỏa ở phụ nữ là gì? Những điều nên biết về bốc hỏa cho chị em

75% phụ nữ ngoài 40 tuổi, khi bắt đầu bước vào tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh đã mắc phải chứng bốc hỏa, tuy nhiên 90% trong số đó đang cố chịu đựng vấn đề này mà không biết đến những hậu quả sẽ gặp phải.
Hơn 1 năm trước tôi thấy có các triệu chứng: khó ngủ, ngủ không ngon giấc và hay bị bốc hỏa. Triệu chứng bốc hỏa bắt đầu là tim đập rộn lên, mặt thì nóng bừng và mồ hôi rã ra. Kinh nguyệt không đều, có khi 2-3 tháng không có, khi có thì ra nhiều có khi bị đến 2 tuần. Lại còn bị chứng khô rát của phụ nữ nữa chứ. Hay bị cáu gắt vô cớ, mọi người xung quanh hay khó chịu với tôi. Mọi người cứ hỏi tại sao không còn vui vẻ, không còn niềm nở như trước nữa thì tôi cũng không hiểu vì sao.”- Chị Hạnh (Nghĩa Trung, Nghĩa Hưng, Nam Định).


Giống như chị Hạnh, nhiều chị em khác cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự nhưng không biết ngỏ cùng ai. Chị em phụ nữ nào cũng muốn níu giữ xuân xanh nhưng “cái tuổi nó đuổi xuân đi”, từ tuổi 40, chị em phải đối mặt với rất nhiều thay đổi của cơ thể, mà điển hình là: BỐC HỎA.
Như thế nào là bốc hỏa?
Chị em đột nhiên thấy cơ thể nóng bừng, lan từ người lên đầu, lên mặt, lên cổ hay lan ra cánh tay có thể làm cho mặt ửng đỏ. Sau khi cơn nóng lên đến đỉnh điểm thường mồ hôi vã ra và cơ thể trở lạị bình thường. Cơn nóng bừng thường diễn ra từ 2-5 phút gọi là cơn Bốc Hỏa.Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà số lần xuất hiện cơn bốc hỏa trong 1 ngày cũng khác nhau. Có người chỉ bị thoáng qua và vài ngày mới xuất hiện 1 cơn. Có người cơn bốc hỏa biểu hiện rõ rệt và xuất hiện hàng chục cơn 1 ngày. Bốc hỏa có thể xuất hiện vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến chị em vô cùng khó chịu.
Cách diễn tả về cơn bốc hỏa của các chị em cũng rất khác nhau: “Nóng ran đằng sau lưng như ngồi cạnh bếp than” – Chị Nga, Chợ Hạ Long 1, TP. Hạ Long, Quảng Ninh; “Cảm giác nóng như xì khói trên đầu” – Chị Nhung, Uống Bí, Quảng Ninh; “Lúc nóng lúc lạnh” – Chị Dần, TP. Lạng Sơn; “Da nóng ran như đốt” – Chị  Hương, Vũ Tông Phan, Hà Nội; “Nóng bỏng mặt” – Chị Liên, Vincom Long Biên, “Nóng từ thắt lưng trở lên” – Chị Thu, Đoan Hùng, Phú Thọ…
Bốc hỏa không phải là bệnh mà là một triệu chứng rất điển hình của hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh. Chị em sau 40 tuổi thường gặp triệu chứng này tuy nhiên nhiều người có thể gặp sớm hơn khi mới ngoài 30 tuổi. Triệu chứng Bốc hỏa ít khi xuất hiện một mình mà thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như: Vã mồ hôi, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, hay bực bội, cáu gắt, khô rát, hồi hộp….

Bốc hỏa bắt nguồn do đâu?
Nguyên nhân gây bốc hỏa chủ yếu là do mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, cùng với quá trình lão hóa của cơ thể buồng trứng bị suy thoái dần nên lượng estrogen được sản xuất ra cũng giảm dần. Khi estrogen giảm, cán cân nội tiết mất thăng bằng, vùng dưới đồi – vùng não kiểm soát thân nhiệt, chu kỳ giấc ngủ… sẽ bị rối loạn. Điều này làm cho cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể bị rối loạn khiến xuất hiện các cơn nóng bừng bất thường và đột ngột. Khi nóng lên sẽ  “Báo động” ngược trở lại  khiến cơ thể lập tức vận hành để giải phóng nhiệt. Tim bơm máu nhanh, các mạch máu giãn ra, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh để thải mồ hôi nhiều hơn và làm mát cơ thể. Chính vì vậy nên triệu chứng thường thấy đi kèm bốc hỏa là nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, thở nhanh và nông, hồi hộp, trống ngực.


Phần lớn hiện nay, nhiều chị em chưa nhận biết được bốc hỏa là một dấu hiệu rất điển hình của tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc biết đến nhưng không tìm được giải pháp và vẫn âm thầm chịu đựng mỗi ngày. Tuy không phải bệnh lý, nhưng bốc hỏa khiến chị em rất mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt là những cơn bốc hỏa giữa đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó sự mệt mỏi ngày càng tăng, khó chịu và cáu gắt ngày càng nhiều. Nhiều chị em không kiểm soát được những cơn nóng giận, bực bội với cả chồng, con, đồng nghiệp khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng, gia đình không còn êm ấm. Nguy hiểm hơn, bốc hỏa (do suy giảm nội tiết tố) nếu không được giải quyết kịp thời và triệt để có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: bệnh lý tim mạch, mất ngủ kinh niên, huyết áp, loãng xương…
Với sự tiến bộ của y học, chứng bốc hỏa ngày nay hoàn toàn có thể giảm được, thậm chí giảm nhanh chóng và an toàn nhờ các phương pháp sau:
  • Tuyệt đối không ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ; không sử dụng các đồ uống có cồn, café,…
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, buồn phiền.
  • Bổ sung nội tiết tố nữ (vì nguyên nhân cơ bản của bốc hỏa là do suy giảm nội tiết tố nữ).
Biện pháp giải quyết an toàn và hiệu quả triệt để:
Để điều tiết chứng bốc hỏa và các triệu chứng khác trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, chị em có thể bổ sung theo 2 cách.
  • Cách thứ nhất là sử dụng thuốc nội tiết tố tổng hợp (liệu pháp nội tiết thay thế HRT). Liệu pháp này đem lại tác dụng nhanh chóng nhưng lại nguy hiểm vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, nếu muốn dùng HRT, bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ và theo dõi định kì kĩ lưỡng.
  • Cách thứ hai là bổ sung estrogen từ thực vật (phytoestrogen).

Một Phytoestrogen cổ điển mọi người biết đên nhiều đó là Isoflavones (tinh chất mầm đậu nành). Tuy nhiên, hiện nay một loại Phytoestrogen mới rất được ưa chuộng và dùng rộng rãi ở Châu Âu và Mỹ đó là Chiết xuất hoa bia được đăng ký bảo hộ với tên Lifenol. Lifenol được biết đến là bước đột phá trong việc bổ sung nội tiết tố nữ. Phytoestrogen trong Lifenol (8-PN) có hoạt tính mạnh gấp 20 lần các phytoestrogen có trong tinh chất mầm đậu nành (Soy Isoflavones). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cấu trúc của Lifenol có sự tương đồng với cấu trúc estrogen nên hoàn toàn có thể bù đắp sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể cách an toàn. Cộng thêm cơ chế tác động ưu tiên lên não, chiết xuất này giúp giảm bốc hỏa, mất ngủ nhanh chóng hơn các phytoestrogen khác. Hơn nữa, việc bổ sung estrogen từ thực vật sẽ an toàn hơn rất nhiều so với bổ sung estrogen tổng hợp.

About Sắc Mầu Cho Bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.