estrogen

Cẩn thận với liệu pháp hormone nội tiết tố thay thế

Không phải ai khi có dấu hiệu suy giảm hormone nội tiết tố trong cơ thể cũng có thế áp dụng các liệu pháp bổ sung, thay thế hormone. Việc thay thế hormone phải được chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Liệu pháp Hormone nội tiết tố thay thế nguy hiểm như thế nào?

Liệu pháp thay thế hormone tăng nguy cơ ung thư buồng trứng

Tại sao phải thay thế ?

Liệu pháp “hormone thay thế” là một phương pháp điều trị đặc biệt, dùng các hormone tổng hợp bên ngoài cơ thể để điều trị các rối loạn mãn kinh và sau mãn kinh. Về bản chất, liệu pháp này đưa vào cơ thể người phụ nữ các hormone sinh dục, trong đó chủ yếu là estrogen. Khi điều trị bổ sung hormone từ ngoài vào thì triệu chứng thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, loãng xương... được cải thiện một cách rõ rệt. 
Triệu chứng của mãn kinh cải thiện rõ rệt khi sử dụng hormone thay thế

Ngoài ra, liệu pháp thay thế hormone còn được sử dụng cho những người bị viêm âm đạo hoặc viêm đường tiết niệu có liên quan đến hormone estrogen. Thuốc sử dụng để thay thế hormone trên thị trường hiện nay có 3 dạng: Dạng đơn thuần estrogen; Dạng đơn thuần progestin; Dạng kết hợp estrogen progesterone hoặc estrogen + progestin. Chúng có nhiều tên biệt dược khác nhau, có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên uống, kem bôi, gel bôi, xịt mũi, miếng dán da và viên đặt âm đạo... 

Nguy cơ khi dùng hormone thay thế

Người phụ nữ nào đến tuổi mãn kinh cũng sẽ bị rối loạn do mãn kinh gây ra, song không phải ai cũng nằm trong diện bắt buộc phải dùng liệu pháp thay thế. Giống như bất cứ liệu pháp điều trị nào, liệu pháp “hormone thay thế” cũng có những tác dụng phụ nhất định. Một số tác dụng phụ khi sử dụng  hormone thay thế là: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nhồi máu cơ tim, và gây một số triệu chứng như nhức đầu, nôn, rụng tóc, chảy máu âm đạo bất thường.
Liệu pháp thay thế hormone không thích hợp dùng cho những trường hợp sau: 
- Những người bị bệnh gan nặng, chức năng gan kém, sỏi mật, suy tĩnh mạch;
- Những người bị bệnh ung thư;
- Bệnh viêm tử cung, tăng huyết áp, đái tháo đường cũng không được dùng hormone estrogen.
Không phải ai cũng dùng được liệu pháp thay thế này, việc sử dụng thuốc thay thế hormone phải tuân theo chỉ định của bác sỹ. Trong những trường hợp rất đặc biệt, khi bác sỹ xác định được rõ ràng lợi ích thu được lớn hơn nguy cơ đối mặt thì sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, việc sử dụng khi đó cần phải theo dõi sát sao và sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Thay thì dùng hormone thay thế từ thuốc Tây, có thể bổ sung hormone estrogen tự nhiên từ các loại thực phẩm hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng, vừa hiệu quả lại an toàn.

About Sắc Mầu Cho Bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.