Khô hạn kẻ thù của cuộc yêu vợ chồng |
Khô âm đạo chính là kẻ phá vỡ hạnh phúc ái ân của chị em
Theo các bác sỹ sản phụ khoa, thông thường, âm đạo luôn ẩm ướt và hơi chua (độ pH khoảng 4,5). Khi mức độ hormone estrogen giảm (thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh), dịch âm đạo thường ít chua, tăng kiềm, và khô âm đạo sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, khô âm đạo lại ít được quan tâm và điều trị đúng cách dẫn đến hệ quả là suy giảm ham muốn tình dục, đau đớn, chảy máu khi quan hệ, thậm chí lẩn tránh quan hệ dẫn đến tình cảm vợ chồng xa cách, rạn nứt là điều tất yếu. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng khô âm đạo là hiểu được nguyên nhân và giữ nó trong tầm kiểm soát, hạn chế tái phát.
Nguyên nhân nào gây khô âm đạo?
Khô âm đạo xảy ra do các mạch máu mang chất dinh dưỡng và oxy đến âm đạo giảm khiến âm đạo kém đàn hồi, niêm mạc khô rát, chất nhờn ít hoặc không có, kể cả khi có kích thích tình dục. Tình trạng này có nguyên nhân sâu xa từ:
- Do bệnh lý: Đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư phải hóa xạ trị
- Nhiễm hóa chất: Hóa chất độc hại trong môi trường sống, môi trường làm việc…
- Viêm nhiễm: Nhiềm trùng nấm men, vi khuẩn Vaginosis, bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Tâm lý buồn, căng thẳng với cuộc sống là nguyên nhân |
- Tâm lý: Căng thẳng, stress, phiền muộn cũng gây ra khô âm đạo.
- Vệ sinh không đúng cách: Dùng xà phòng, hóa chất hoặc các sản phẩm thụt rửa âm đạo, sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm.
- Sảy thai hoặc nạo hút thai: Cơ quan sinh dục có thể bị tổn thương sau khi làm thủ thuật, dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, khô âm đạo.
- Suy giảm hormone nội tiết tố: Hormone estrogen giúp niêm mạc âm đạo dày lên, mềm và ẩm. Khi nồng độ estrogen suy giảm, khiến âm đạo khô rát.
Điều trị khô âm đạo không đơn giản
Để điều trị khô âm đạo, bác sỹ phụ khoa có thể sẽ chỉ định liệu pháp hormone thay thế dạng thuốc (liệu pháp HRT), nhưng cần kiểm soát chặt về liều lượng, tránh nguy cơ ung thư vú và ung thư tử cung.
Cùng với việc điều trị bằng thuốc, người phụ nữ cũng cần phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, kiểm soát bệnh (đái tháo đường, tăng huyết áp – nếu có). Ăn uống lành mạnh, ít chất béo, chế độ ăn ít cholesterol, tập thể dục thường xuyên, ví dụ đi bộ ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh (có thể đo chỉ số khối cơ thể BMI hoặc tỷ lệ eo hông) cũng là cách tốt giúp chị em khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, giảm cân quá mức hoặc tập thể dục quá độ có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khô âm đạo.
Thể dục mỗi ngày để xóa tan bệnh tật |
Khi quan hệ, chị em nên chú ý hơn đến màn dạo đầu để kích thích cơ thể tiết chất nhờn tự nhiên.
Với phụ nữ mãn kinh, bổ sung thêm hormone nội tiết tố từ các sản phẩm thực phẩm chức năng – liệu pháp tự nhiên – giúp hỗ trợ cân bằng “cội nguồn” nội tiết tố nữ, sẽ giúp phòng ngừa và giảm tình trạng khô âm đạo. Khi nội tiết tố cân bằng, không những âm đạo bớt khô hạn mà còn giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, viêm nhiễm đường tiết niệu…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét