khô âm đạo

Đã dùng ghen bôi trơn nhưng âm đạo vẫn khô và đau khi quan hệ

Tôi đã mãn kinh một vài năm trước đây và không có dấu hiệu hay triệu chứng khó chịu nào. Nhưng thời gian gần đây, tôi thấy khu vực âm đạo rất khô, quan hệ tình dục bị khó chịu, ngay cả khi tôi đã dùng chất bôi trơn. Tôi có thể làm gì để giảm sự khó chịu này?
Khô hạn phải làm sao?


Đau khi quan hệ, khô âm đạo có nguyên nhân từ suy giảm nội tiết tố

Tiến sỹ Stephanie Faubion – Phòng khám Sức khỏe phụ nữ, Mayo Clinic, Rochester, Minnesota (Mỹ) trả lời:
Triệu chứng mà bạn gặp phải khá phổ biến. Mãn kinh có thể gây ra một loạt các triệu chứng, nhưng không phải mọi phụ nữ mãn kinh đều gặp phải, và các triệu chứng khác nhau của thời kỳ mãn kinh có xu hướng phát triển ở các thời điểm khác nhau.
Thông thường, một hoặc hai năm sau khi chấm dứt kinh nguyệt hoàn toàn, người phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng khô âm đạo. Điều này có nguyên nhân từ việc cơ thể giảm sản xuấthormone estrogen. Sự thiếu hụt estrogen có thể dẫn đến những triệu chứng ảnh hưởng đến đường tiết niệu và bộ phận sinh dục.
Những triệu chứng này có thể bao gồm: Đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu không tự chủ, nhiễm trùng đường tiết niệu, khô âm đạo, ngứa và rát. Ngoài khô âm đạo, các mô âm đạo cũng thường trở nên mỏng và kém đàn hồi hơn. Những thay đổi này sẽ gây đau khi quan hệ. Tất cả những triệu chứng này được gọi là hội chứng sinh dục của thời kỳ mãn kinh (GSM).
Theo Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ, có đến 45% phụ nữ có triệu chứng GSM sau mãn kinh, bao gồm cả đau khi quan hệ tình dục do khô âm đạo.
Bạn đã nói rằng bạn sử dụng chất bôi trơn âm đạo – đây là sản phẩm nhằm giúp quan hệ tình dục thoải mái và dễ chịu hơn. Nhưng khi chất bôi trơn không giúp ích gì nhiều, hãy xem xét sử dụng một loại kem dưỡng ẩm âm đạo. Bạn có thể dùng nó hai hoặc ba ngày một lần để duy trì độ ẩm âm đạo.
Dù muốn quan hệ nhưng khô hạn 

Nếu bạn đã dùng kem dưỡng ẩm và chất bôi trơn mà việc quan hệ tình dục vẫn còn khó chịu hoặc đau đớn, hãy nói chuyện với bác sỹ về phương pháp điều trị khô âm đạo. Bác sỹ có thể khuyên bạn điều trị bằng estrogen âm đạo liều thấp. Có thể dùng với nhiều hình thức: Kem bôi 2 lần/tuần, viên đặt âm đạo 2 lần/tuần hoặc vòng đặt âm đạo thay thế sau mỗi 3 tháng.
Một lựa chọn khác là sử dụng thuốc ospemifene – đây là loại thuốc đã được phê duyệt để điều trị đau khi quan hệ. Tuy nhiên, phụ nữ bị ung thư vú hoặc có nguy cơ cao bị ung thư vú không nên dùng thuốc này.
Bác sỹ cũng có thể đề nghị bạn sử dụng liệu pháp hormone thay thế. Liệu pháp này cũng có hiệu quả với các cơn nóng bừng, đổ mồ hôi đêm có liên quan đến thời kỳ mãn kinh.

About Sắc Mầu Cho Bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.