Đau nửa đầu cũng có thể là triệu chứng của mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt và mãn kinh
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ thường kéo dài 28 ngày, và đều đặn trong suốt độ tuổi sinh sản. Thời gian chảy máu kinh nguyệt thường từ 3 - 5 ngày. Mặc dù thời gian chu kỳ và thời gian chảy máu kinh nguyệt có thể khác nhau với mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, chảy máu bất thường trong chu kỳ kinh hay thời gian chu kỳ rối loạn đều bị coi là kinh nguyệt không đều.
Các hormone kích thích sự bình thường của chu kỳ kinh nguyệt là estrogen và progesterone. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, việc sản xuất các hormone này giảm khi cơ thể chuẩn bị để chấm dứt kinh nguyệt hoàn toàn.
Do sự mất cân bằng hormone, chu kỳ kinh nguyệt sẽ rối loạn, lượng máu kinh cũng nhiều hơn và hay bị đau bụng hơn. Triệu chứng này có thể kéo dài đến 10 năm cho đến khi mãn kinh chính thức "gõ cửa". (Mãn kinh là trong 12 tháng liên tiếp người phụ nữ không có kinh nguyệt).
Đau nửa đầu và chu kỳ kinh nguyệt
Đau nửa đầu trước hoặc trong khi có kinh khá phổ biến, do sự hoạt động của nội tiết tố xảy ra vào thời điểm này gây ra. Khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoạt động của các hormone rời rạc hơn và cũng bất ổn hơn. Điều này có nghĩa là chứng đau nửa đầu có thể xảy ra với tần suất nhiều hơn và đau nặng hơn.
Đau nửa đầu và mãn kinh
Estrogen và progesterone là những hormone giúp mạch máu nở rộng và thư giãn. Trong giai đoạn biến động hormone, như mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone dao động, điều này có thể khiến các mạch máu trong não nở to hơn và co thắt nhanh chóng. Sự co thắt này có thể làm tắc nghẽn các dây thần kinh, gây nhức đầu. Trong một vài trường hợp, đau nửa đầu có thể đi làm buồn nôn, nôn mửa, sợ ánh sáng và âm thanh, đau dữ dội kéo dài hàng giờ.
Điều này có nghĩa là, chứng đau nửa đầu có thể là do rối loạn kinh nguyệt gây ra nhưng cũng là một triệu chứng mãn kinh. Do đó, bạn có thể bị đau nửa đầu mà không bị rối loạn kinh nguyệt và ngược lại. Lưu ý là chứng đau nửa đầu cũng có thể do bị mất nước, chế độ ăn uống và các triệu chứng mãn kinh khác như mệt mỏi và lo lắng gây ra.
Nếu bị rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau bụng, đau lưng, quản lý căng thẳng, các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn băng vệ sinh (hoặc bất kỳ đồ vệ sinh nào) trong túi xách. Ngược lại, chứng đau nửa đầu có thể gây mệt mỏi, suy nhược, cần được điều trị ngay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét