Bốc hỏa được coi là sự đánh dấu cho giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh của phụ nữ, khoảng 80% chị em gặp triệu chứng này. Đa số phụ nữ thường cảm thấy những cơn bốc hỏa vào ban đêm, khi đang ngủ.
Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút, thường gặp nhất khoảng 2-3 phút. Tần suất cũng không đồng nhất, có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, cả ngày lẫn đêm, có thể trong một vài năm hoặc có người lại không hề có triệu chứng này.
Đầu tiên, chị em sẽ cảm luồng khí nóng từ phần trên cơ thể bốc lên mặt, lên mắt, rồi lan ra toàn thân; kèm theo là thân nhiệt tăng lên như đang sốt, tim đập nhanh và cơ thể mệt mỏi, rã rời... sau đó là hiện tượng vã mồ hôi, có người sẽ cảm thấy rét run nên đi kèm với bốc hỏa là những giấc ngủ chập chờn, thậm chí không thể ngủ được.
Bốc hỏa ở phụ nữ |
Rất nhiều bác sĩ đã nhầm lẫn dấu hiệu bốc hỏa do thiếu hụt nội tiết tố ở độ tuổi tiền mãn kinh thành các vấn đề về thần kinh như rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Nguyên nhân bốc hỏa của phụ nữ tiền mãn kinh?
Bốc hỏa do căng thẳng …
Khi căng thẳng, lo lắng cơ thể bạn sẽ tiết ra các hormone như epinephrine và norepinephrine. Các hormone này làm tăng lưu lượng máu và tạo ra cảm giác nóng khắp người. Trạng thái đỏ mặt, nóng bừng mặt cũng có thể là kết quả của rất nhiều các yếu tố, như căng thẳng, tổn thương tủy sống và chứng đau nửa đầu. Nóng bừng cũng có thể làm cho da chuyển sang màu đỏ và bạn sẽ có cảm giác rất nóng.
Bốc hỏa do suy giảm estrogen - nguyên nhân sâu xa
Mức suy giảm estrogen có tác động trực tiếp vào vùng dưới đồi – một phần của não chịu trách nhiệm kiểm soát việc thèm ăn, chu kì giấc ngủ, hormone tình dục và thân nhiệt – khiến cho vùng này bị rối loạn và “hiểu nhầm” là cơ thể đang quá nóng trong người khiến tim bơm máu nhanh hơn, các mạch máu trong da giãn ra để lưu thông máu nhiều hơn, tuyến mồ hôi cũng vất vả làm việc để thải mồ hôi nhiều hơn và làm mát cơ thể. Chính vì vậy nên triệu chứng thường thấy ở bốc hỏa là nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, thở nhanh.
Hóa giải cơn bốc hỏa bằng cách nào?
Thực hiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý
- Giữ mát cho cơ thể
- Ăn uống hợp lý: Tránh các thức ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, rượu, bia, nước chè, cà phê...
- Thư giãn tinh thần: Luyện tập dưỡng sinh, tập rung động thư giãn, ngồi thiền, thực tập phương pháp thở sâu và điều hòa hằng ngày có thể làm giảm cơn bừng bốc hỏa.
- Luyện tập thể dục, vận động: Có thể tập đi bộ khoảng trên 30 phút mỗi ngày.
Sử dụng hormon thay thế
Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng liệu pháp hormon thay thế nếu các cơn bốc hỏa làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cuả bạn. Dùng estrogen bổ sung giúp giảm tỉ lệ mắc và mức độ nặng của các cơn bốc hỏa và vã mồ hôi về ban đêm. Estrogen thường được sử dụng cùng với progestin để làm giảm nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Bạn có thể sử dụng viên uống, kem hoặc gel bôi âm đạo, hay miếng dán.
Bạn sẽ được các bác sĩ hướng dẫn để sử dụng thuốc có chứa estrogen kết hợp với progesteron giúp bổ sung lượng estrogen và progesteron đang bị thiếu khi cơ thể bước vào tuổi tiền mãn kinh.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ người phụ nữ nào cũng có khả năng sử dụng liệu pháp hormone này. Và việc dùng liệu pháp hormone thay thế có thể có một số tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, u vú, tăng huyết áp… Vì vậy nếu chị em muốn sử dụng liệu pháp này cần được sự tư vẫn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp không sử dụng hormon
mầm đậu nành bổ sung nội tiết tố |
Theo các nhà khoa học, bổ sung “estrogen thực vật”- isoflavon chiết xuất từ đậu nành, kết hợp tinh tế với Damiana Extract, thêm Sâm tố nữ và Vitamin E, Collagen, tạo thành Nội tiết tố 33+. Dùng thường xuyên Nội tiết tố 33+ giúp người phụ nữ có thể tránh được những triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, như: khô âm đạo, nám da, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt… và những cơn bốc hỏa.
Việc bổ sung estrogen thực vật không khác gì sử dụng liệu pháp hormone thay thế mà lại không phải chịu những phản ứng phụ từ liệu pháo hormone thay thế.
BS. Vũ Thị Thanh Huyền
0 nhận xét:
Đăng nhận xét