Xuất tinh ra máu có tự khỏi được không?

Xuất tinh ra máu mặc dù ít nguy hiểm, nhưng máu trong tinh dịch có thể gây mối lo ngại lớn cho những người đàn ông gặp phải tình trạng này. Vậy xuất tinh ra máu có tự khỏi không? Có chữa được không? Bài viết này Fiesta sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng sinh lý này.

Nguyên nhân xuất tinh ra máu

Xuất tinh ra máu (Hematospermia) là hiện tượng máu lẫn trong tinh dịch, tình trạng này khá phổ biến. Máu trong tinh dịch có thể có màu: đỏ tươi, hồng nâu hoặc nâu đỏ, đôi khi có thể có những cục máu đông nhỏ lẫn bên trong. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng có thể khác nhau như: tiểu ra máu, đau khi đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. (1)

Xuất tinh ra máu thường là thứ phát do nhiễm trùng hoặc viêm, nhưng lành tính, có thể tự khỏi. Xuất tinh ra máu có thể không cần xét nghiệm chẩn đoán, đặc biệt với nam giới trẻ tuổi. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, xuất tinh ra máu có thể là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh tiết niệu hoặc rối loạn hệ thống khác.

Hầu hết nguyên nhân gây xuất tinh ra máu đều không rõ ràng và tình trạng này sẽ tự hết. Nguyên nhân phổ biến của máu trong tinh dịch bao gồm:

  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).
  • Tác dụng phụ của xét nghiệm hoặc thủ thuật can thiệp ngoại khoa: cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP), nội soi bàng quang hoặc thắt ống dẫn tinh.
  • Tuyến tiền liệt có vấn đề: viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Máu trong tinh dịch cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, như ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm gặp nên bạn cũng đừng quá lo lắng.

[caption id="attachment_13048" align="aligncenter" width="1015"]Xuất tinh ra máu khiến tinh trùng có màu đỏ hồng. Xuất tinh ra máu khiến tinh trùng có màu đỏ hồng.[/caption]

Xuất tinh ra máu có tự khỏi không?

Đối với câu hỏi xuất tinh ra máu có tự khỏi không? Thì xuất tinh ra máu có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Thông thường, xuất tinh ra máu chỉ gặp ở nam giới dưới 40 tuổi và thường không nghiêm trọng. Máu trong tinh dịch có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, chúng thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan với tình trạng này. Bạn nên đến gặp bác sĩ khi thấy có máu trong tinh dịch, nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào như:

  • Xuất tinh ra máu kéo dài, lượng máu lẫn trong tinh dịch lần sau nhiều hơn lần trước.
  • Các triệu chứng khác như sụt cân hoặc đau khi xuất tinh.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tiền sử chấn thương xương chậu.
  • Tiền sử bệnh ảnh hưởng đến đông máu.
  • Đã từng phẫu thuật tiết niệu.

Xuất tinh ra máu có chữa được không?

Xuất tinh ra máu có thể chữa được. Việc điều trị xuất tinh ra máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Xuất tinh ra máu nguyên phát thường không cần phải điều trị. Tình trạng này sẽ tự hết sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu bạn bị xuất tinh ra máu thứ phát sẽ cần điều trị, nhưng trước tiên cần xác định được nguyên nhân, sau đó tập trung điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Ví dụ, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể được điều trị bằng kháng sinh. Các bác sĩ sẽ có phương án điều trị cụ thể cho từng nguyên nhân gây bệnh.

Biến chứng xuất tinh ra máu nếu không điều trị kịp thời

Ngoài việc lo lắng về xuất tinh ra máu có tự khỏi không?, thì nhiều người cũng bâng khuâng nếu không điều trị bệnh này có dẫn đến biến chứng gì không? Lo lắng thường gặp về máu trong tinh dịch là liệu nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới hay không. Bạn có thể yên tâm vì hầu hết nguyên nhân gây ra máu trong tinh dịch sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một nguyên nhân hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản là ung thư tinh hoàn.

Nên làm gì khi tình trạng xuất tinh ra máu kéo dài?

Nếu tình trạng xuất tinh ra máu kéo dài, đi kèm với các triệu chứng như đau khi xuất tinh, lượng máu lẫn trong tinh dịch ngày càng nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đánh giá tình trạng, đồng thời tìm ra nguyên nhân và khắc phục nhanh chóng những vấn đề về nam khoa mà bạn đang gặp phải.

[caption id="attachment_13049" align="aligncenter" width="1014"]Đến gặp bác sĩ Nam khoa để được đánh giá tình trạng và điều trị kịp thời các nguyên nhân gây xuất tinh ra máu. Đến gặp bác sĩ Nam khoa để được đánh giá tình trạng và điều trị kịp thời các nguyên nhân gây xuất tinh ra máu.[/caption]

Cách phòng ngừa xuất tinh ra máu

Máu trong tinh dịch có thể do nhiều nguyên nhân. Điều này khiến việc phòng ngừa xuất tinh lẫn máu trở nên khó khăn. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ có máu trong tinh dịch do nhiễm trùng bằng cách:

  • Bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một số câu hỏi liên quan

1. Xuất tinh ra máu có con được không?

Xuất tinh ra máu không ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở nam giới. Vì hầu hết các nguyên nhân gây ra máu trong tinh dịch sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như khả năng thụ thai.

2. Xuất tinh ra máu có đau không?

Xuất tinh ra máu thường không đau, tuy nhiên trong một vài trường hợp nặng, do viêm tiết niệu gây lẫn máu trong tinh dịch có thể gây đau buốt khi xuất tinh. Tuy nhiên, trường hợp này thường hiếm gặp.

3. Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không?

Bạn lo lắng xuất tinh ra máu có nguy hiểm không? Xuất tinh ra máu thường không nguy hiểm, nhưng không nên quá chủ quan khi gặp tình trạng này. Máu trong tinh dịch có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc là ung thư tuyến tiền liệt, dù hiếm. Nó thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Xuất tinh ra máu là một vấn đề sinh lý khá phổ biến, dễ gặp phải ở nam giới dưới 40 tuổi. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng cũng không nên quá chủ quan, nếu bệnh không tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nếu xuất tinh ra máu, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về việc xuất tinh ra máu có tự khỏi không? Có nguy hiểm gì không? Tình trạng này có chữa được không? Bất kỳ bất thường nào trong việc xuất tinh đều dễ làm nam giới lo lắng; tuy nhiên, xuất tinh ra máu có thể tự khỏi, không quá nguy hiểm và là tình trạng khá phổ biến, bạn không phải quá lo lắng.

About Sắc Mầu Cho Bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.