Bệnh Lậu và Giang Mai có giống nhau không? Cách phân biệt

Bệnh lậu và giang mai đều là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STDs). Cả 2 bệnh đều xuất hiện các triệu chứng ở vùng sinh dục khiến nhiều người lầm tưởng, không biết bệnh lậu và giang mai có giống nhau không? Phân biệt 2 bệnh này như thế nào? Trong bài viết này, Fiesta sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Tổng quan về bệnh lậu và giang mai

Bệnh lậu và giang mai là 2 bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đáp ứng, nhiễm trùng lậu và giang mai đều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tình dục mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.

1. Bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STDs) do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus có trong dịch tiết ra từ dương vật và dịch âm đạo của người bệnh. Bất cứ ai có hoạt động tình dục đều có thể mắc bệnh lậu, đặc biệt là những người thay đổi bạn tình thường xuyên hoặc không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ. Người đồng tính nam, song tính có nguy cơ bị lậu cao.

Vi khuẩn gây lậu đi vào cơ thể qua lối vào tử cung (cổ tử cung) và ra ngoài qua ống dẫn nước tiểu (niệu đạo), trực tràng. Con đường lây bệnh lậu chủ yếu qua:

  • Đường tình dục, quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn (như bao cao su).
  • Từ mẹ sang con (di truyền).
  • Đường máu như sử dụng chung kim tiêm, vết thương hở,…

Lậu không lây lan qua việc ôm nhau, bơi lội, ngồi toilet hoặc dùng chung bồn tắm, khăn tắm, cốc, đĩa hoặc dao kéo.

Bệnh thường được điều trị bằng tiêm kháng sinh 1 liều duy nhất. Sau điều trị, hầu hết các triệu chứng sẽ cải thiện trong vòng vài ngày. Bệnh dễ tái phát nếu người bệnh tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn. Nhiễm lậu cầu làm tăng nguy cơ nhiễm và lây lan HIV.

[caption id="attachment_13018" align="aligncenter" width="1054"]Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu[/caption]

2. Giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (xoắn khuẩn) Treponema pallidum gây ra. Bệnh bắt đầu bằng một vết loét thường không đau và thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc miệng. Sau khi nhiễm trùng xảy ra, vi khuẩn giang mai có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm mà không gây ra triệu chứng và hoạt động trở lại ngay khi có cơ hội.

Nếu không điều trị, giang mai có thể gây tổn thương tim, não hoặc các cơ quan khác, đe dọa tính mạng. Giang mai chia thành 4 giai đoạn:

  • Thời kỳ I (giai đoạn 1).
  • Thời kỳ II (giai đoạn 2).
  • Giang mai kín (giai đoạn tiềm ẩn).
  • Thời kỳ III (giai đoạn muộn).

Bệnh giang mai phát triển theo từng giai đoạn. Các triệu chứng thay đổi theo từng giai đoạn. Nhưng các giai đoạn có thể chồng chéo lên nhau và các triệu chứng không phải lúc nào cũng xảy ra theo thứ tự. Một vài trường hợp có thể bị nhiễm vi khuẩn giang mai mà không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Bệnh giang mai thời kỳ I và II có thể được chữa khỏi, đôi khi chỉ bằng một mũi tiêm penicillin.

[caption id="attachment_13019" align="aligncenter" width="1043"]Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai[/caption]

Bệnh lậu và giang mai có giống nhau không?

Bệnh lậu và giang mai không giống nhau. Mặc dù cả 2 đều là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, đều lây qua đường tình dục khi quan hệ tình dục không an toàn nhưng chúng gây ra bởi các loại vi khuẩn khác nhau và có diễn biến bệnh khác nhau.

Vi khuẩn gây lậu chủ yếu xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, cổ tử cung (ở nữ) và đường tiết niệu (ở nam). Trong khi vi khuẩn gây giang mai gần như xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cơ thể, nhiều nhất ở dịch tiết vết loét.

Bệnh lậu và giang mai khác nhau như thế nào?

Với câu hỏi "bệnh lậu và giang mai khác nhau như thế nào?" thì bệnh lậu và giang mai chủ yếu khác nhau ở: Nguyên nhân, diễn biến hay giai đoạn ủ bệnh và các triệu chứng. Cụ thể:

1. Nguyên nhân gây bệnh

1.1 Bệnh lậu

Bệnh lậu có nguyên nhân do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus gây ra. Chúng thuộc loại vi khuẩn lưỡng bội, tồn tại thành từng cặp tế bào giống như hạt cà phê, thuộc gram âm, sinh trưởng tốt trong môi trường ấm áp, ẩm ướt.

1.2 Giang mai

Bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra, nó thường được gọi là xoắn khuẩn vì có dạng xoắn ốc như lò xo. Vi khuẩn gây giang mai cũng thuộc loại gram âm, nhưng rất mỏng và khó nhuộm bằng các phương pháp xét nghiệm nhuộm gram hơn so với vi khuẩn lậu.

2. Giai đoạn ủ bệnh

2.1 Bệnh lậu

Thời kỳ ủ bệnh của lậu thường ngắn, từ 1 – 14 ngày. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lậu đều xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trong vòng 2 – 5 ngày, kể từ khi phơi nhiễm.

2.2 Giang mai

Trong khi đó, giang mai có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 – 90 ngày, lâu hơn so với bệnh lậu. Hầu hết các trường hợp nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum thường xuất hiện triệu chứng đầu tiên sau khoảng 21 ngày nhiễm bệnh.

3. Triệu chứng bệnh

3.1 Bệnh lậu

Triệu chứng điển hình của bệnh lậu bao gồm:

  • Dịch tiết màu xanh lá cây hoặc màu vàng đặc từ âm đạo hoặc dương vật.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Chảy máu giữa kỳ kinh.
  • Đau tinh hoàn.
  • Đau xương chậu.
  • Một vài trường hợp nhiễm bệnh nhưng không xuất hiện triệu chứng trong thời gian ủ bệnh và giai đoạn đầu phát bệnh.

3.2 Giang mai

Các triệu chứng điển hình của giang mai bao gồm:

  • Thời kỳ I: xuất hiện vết loét (săng thương) không đau. Hầu hết trường hợp chỉ có 1 săng thương, xuất hiện bên ngoài bộ phận sinh dục, ẩn trong âm đạo hoặc trực tràng.
  • Thời kỳ II: phát ban thường không ngứa, màu đỏ hoặc đỏ nâu, thô ráp,… xuất hiện trên tay, chân, lưng, ngực,… đi kèm các triệu chứng: vết loét giống mụn cóc ở miệng hoặc vùng sinh dục, rụng tóc, đau cơ, sốt, đau họng, mệt mỏi, giảm cân, sưng hạch bạch huyết.
  • Giang mai kín: thường không có triệu chứng.
  • Thời kỳ III: khi này bệnh bắt đầu gây tổn thương não, dây thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan, xương khớp,… ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

    Nên làm gì để phòng tránh lậu giang mai?

    Nên quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh lậu, giang mai. Bệnh lậu và giang mai chủ yếu lây qua đường tình dục, khi quan hệ không an toàn. Cho nên cách tốt nhất để tránh lậu và giang mai chính là thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ, sống chung thủy 1 vợ 1 chồng.

    • Luôn sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng khi quan hệ tình dục.
    • Không quan hệ tình dục với người có triệu chứng (nghi nhiễm), đang mắc bệnh.
    • Xét nghiệm bệnh lậu thường xuyên cho bản thân và cả bạn tình.

    Không có cách nào có thể phòng tránh tuyệt đối lậu và giang mai khi vẫn duy trì các hoạt động trong đời sống tình dục. Tuy nhiên, thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng lậu và giang mai.

    [caption id="attachment_13020" align="aligncenter" width="1008"]Quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa bệnh lậu và giang mai Quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa bệnh lậu và giang mai[/caption]

    Phương pháp xét nghiệm bệnh lậu, giang mai

    1. Các xét nghiệm bệnh lậu

    • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT): xét nghiệm trên các mẫu thử là nước tiểu, dịch tiết từ cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng. Xét nghiệm NAAT là xét nghiệm chuyên biệt, độ chính xác cao vì có thể tìm thấy DNA của vi khuẩn lậu.
    • Nuôi cấy: là phương pháp phát triển vi khuẩn trong phòng thí nghiệm, xác định độ nhạy cảm với kháng sinh, tìm ra vi khuẩn gây lậu.

    2. Các phương pháp xét nghiệm giang mai chủ yếu dựa trên mẫu máu

    2.1 Xét nghiệm gián tiếp

    • Xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu: bao gồm, xét nghiệm RPR (rapid plasma reagin card test) và VDRL (venereal disease research laboratory). Nhằm xác nhận xem có nhiễm trùng giang mai tồn tại trong cơ thể người bệnh hay không, đôi khi cho kết quả âm tính giả. Thông thường bác sĩ sẽ dùng xét nghiệm này để theo dõi quá trình điều trị có đáp ứng hay không.
    • Xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu: TPHA (treponema pallidum hemagglutionation's assay), TPPA (treponema pallidum particle agglutination assay), FTA abs (fluorescent treponema antibody absortion's test). Giúp phát hiện các kháng thể đặc biệt nhắm vào vi khuẩn giang mai. Chúng bao gồm xét nghiệm hấp thụ kháng thể treponemal huỳnh quang (FTA-ABS) và xét nghiệm ngưng kết hạt Treponema pallidum (TPPA). Những xét nghiệm này được sử dụng để xác nhận sau khi xét nghiệm sàng lọc kháng thể cho kết quả dương tính.

    2.2 Xét nghiệm trực tiếp

    Nhằm tìm ra xoắn khuẩn gây bệnh trong mẫu thử là máu, dịch tiết, huyết tương của người bệnh, chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng bệnh. Xét nghiệm trực tiếp bao gồm:

    • Xét nghiệm soi tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi.
    • Xét nghiệm tìm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA-direct fluorescent antibody).
    • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT – nucleic acid amplification tests).

    2.3 Xét nghiệm nhanh

    • Tầm soát bệnh giang mai trong cộng đồng.

    Đối với bệnh lậu, NAAT thường có thể phát hiện nhiễm trùng trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Nhưng ở bệnh giang mai, có thể mất vài tuần đến vài tháng trước khi xét nghiệm cho kết quả dương tính. Cả bệnh lậu và giang mai đều có thể điều trị được bằng kháng sinh. Chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết để ngăn ngừa biến chứng.

    Phương pháp điều trị bệnh lậu và giang mai

    Cả bệnh lậu và giang mai đều có thể điều trị được bằng kháng sinh. Đối với bệnh lậu, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo điều trị lậu bằng 1 liều tiêm ceftriaxone. Trong một số trường hợp, 1 liều doxycycline uống cũng có thể được kê đơn để giải quyết khả năng đồng nhiễm chlamydia.

    Việc điều trị bệnh giang mai tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng. Bệnh giang mai thời kỳ I, II hoặc tiềm ẩn sớm có thể được điều trị bằng 1 mũi tiêm bắp benzathine penicillin G. Bệnh giang mai tiềm ẩn muộn hoặc thời kỳ III cần dùng nhiều liều benzathine penicillin G trong vài tuần để loại bỏ nhiễm trùng.

    Tuy nhiên, theo thời gian, vi khuẩn gây bệnh lậu, giang mai đã phát triển khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh điều trị. Cho nên, mỗi người bệnh cần được chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng hiện tại, tuân thủ những chỉ định về điều trị của bác sĩ. Đảm bảo hiệu quả loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng kháng thuốc. Bạn tình cần được xét nghiệm, điều trị để ngăn ngừa tái nhiễm và lây lan bệnh.

    Bệnh lậu và giang mai là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau, do 2 loại nhiễm trùng khác nhau gây ra và lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Vì không phải 2 bệnh này lúc nào cũng xuất hiện triệu chứng, nên xét nghiệm là cách duy nhất để biết chắc chắn 1 người có bị nhiễm lậu hoặc giang mai hay không. Phát hiện và điều trị kịp thời lậu, giang mai và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác là cách tốt nhất để có đời sống tình dục viên mãn và bảo vệ sức khỏe bản thân.

    Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ đã mang đến nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu được bệnh lậu và giang mai có giống nhau không? Cách phân biệt 2 loại nhiễm trùng này. Lậu, giang mai và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục khác cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng cuộc sống

About Sắc Mầu Cho Bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.