Thắt ống dẫn tinh có tháo được không? Những nguy hiểm khi th��o

Thắt ống dẫn tinh là thủ thuật được áp dụng rất phổ biến hiện nay, giúp ngăn sự di chuyển tinh trùng, khiến tinh trùng không có trong tinh dịch khi nam giới xuất tinh. Vậy tháo thắt ống dẫn tinh được không? Rủi ro có thể gặp là gì? Bài viết sau của Fiesta sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.

Thắt ống dẫn tinh là gì?

Thắt ống dẫn tinh là hình thức ngừa thai ở nam giới nhằm cắt đứt nguồn cung cấp tinh trùng cho tinh dịch. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách cắt rời 2 ống dẫn tinh. Mặc dù có thể phục hồi ống dẫn tinh nhưng việc thắt ống dẫn tinh được xem là hình thức ngừa thai vĩnh viễn ở nam giới. Lưu ý, thắt ống dẫn tinh không thể phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Sau thắt ống dẫn tinh, người bệnh có thể gặp hiện tượng bị bầm tím, sưng tấy và đau ở vết mổ. Thông thường, hiện tượng này sẽ giảm đi và có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng một vài ngày sau đó. Bác sĩ sẽ cung cấp các hướng dẫn chăm sóc sau mổ nhằm đạt được sự phục hồi tốt nhất, cụ thể:

  • Gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như: máu chảy ra từ vết mổ; nhiệt độ trên 38℃; đỏ, đau hoặc sưng nặng hơn ở bìu.
  • Hỗ trợ bìu bằng băng gạc và đồ lót bó sát trong ít nhất 48 giờ sau thắt ống dẫn tinh.
  • Hạn chế hoạt động sau phẫu thuật, cần nghỉ ngơi tối thiểu trong 24 giờ. Mặc dù có thể thực hiện các hoạt động nhẹ sau 2 – 3 ngày nhưng cơ bản cần tránh chơi thể thao, nâng tạ và làm việc nặng trong khoảng 1 tuần. Làm quá sức có thể gây đau hoặc chảy máu bên trong bìu.
  • Tránh mọi hoạt động tình dục trong 1 tuần hoặc lâu hơn. Nếu xuất tinh, người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc thấy có máu trong tinh dịch. Nếu có quan hệ tình dục, sử dụng một hình thức ngừa thai khác cho đến khi bác sĩ xác nhận tinh trùng không còn hiện diện trong tinh dịch.

Khi đã thắt ống dẫn tinh, tinh dịch sẽ không còn chứa tinh trùng sau khoảng 20 lần xuất tinh. Thắt ống dẫn tinh ngăn chặn tinh trùng do tinh hoàn tạo ra tiếp cận tinh dịch. Lâu dần, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể kháng tinh trùng để tiêu diệt tinh trùng.

[caption id="attachment_13036" align="aligncenter" width="748"]Các bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật thắt ống dẫn tinh cho khách hàng. Bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật thắt ống dẫn tinh cho người bệnh.[/caption]

Đối tượng nào được chỉ định nên thắt ống dẫn tinh?

Những đối tượng tốt nhất cho việc chỉ định thắt ống dẫn tinh là những cặp vợ chồng đã sinh con xong hoặc những người đàn ông còn độc thân và chắc chắn không muốn có con trong tương lai. Bởi thắt ống dẫn tinh có hiệu quả gần như 100% trong việc ngừa thai và được xem là một hình thức triệt sản vĩnh viễn.

Nếu tinh hoàn bị đau mãn tính hoặc người bệnh mắc bệnh tinh hoàn thì đây không phải đối tượng phù hợp để cắt ống dẫn tinh. Đa phần các trường hợp thắt ống dẫn tinh không gây bất kỳ tác dụng phụ đáng chú ý hoặc nghiêm trọng nào.

Thắt ống dẫn tinh là hình thức ngừa thai bằng phẫu thuật vĩnh viễn phổ biến nhất dành cho nam giới. Năm 2002, ước tính có khoảng hơn 526.000 ca thắt ống dẫn tinh được thực hiện ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 10,2/1.000 ở nam giới từ 25 – 49 tuổi. Hướng dẫn của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA) kết luận rằng thắt ống dẫn tinh như một thủ thuật tránh thai vĩnh viễn nên được xem xét thường xuyên hơn.

Thắt ống dẫn tinh có "tháo" được không?

Sau khi thắt ống dẫn tinh, bác sĩ có thể tháo ra và nối lại bằng một số thủ thuật y khoa. Nam giới vẫn có thể có con như bình thường sau khi thực hiện thủ thuật nối ống dẫn tinh thành công. Tuy nhiên về thực tế thuật ngữ tháo ống dẫn tinh là không chính xác, tên gọi đúng của phương pháp này là nối ống dẫn tinh.

Sau khi thực hiện thắt ống dẫn tinh một thời gian, người bệnh vẫn có khả năng thay đổi ý định và muốn có con. Do đó, cần được "tháo" ống dẫn tinh đã thắt để tinh trùng có thể đến tinh dịch. Mặc dù có thể nối lại ống dẫn tinh nhưng không có gì đảm bảo việc này sẽ thành công và hiệu quả. Phẫu thuật tháo thắt ống dẫn tinh phức tạp hơn rất nhiều so với thắt ống dẫn tinh, thậm chí tốn kém hơn và không hiệu quả trong một số trường hợp.

Trước khi phẫu thuật nối ống dẫn tinh bị thắt, bác sĩ thực hiện:

  • Kiểm tra bệnh sử và thực hiện một bài kiểm tra thể chất: bác sĩ muốn đảm bảo người bệnh không có những lo ngại về sức khỏe có thể ảnh hưởng quá trình phẫu thuật.
  • Kiểm tra chất lượng tinh trùng của người bệnh: sau thắt ống dẫn tinh, tinh hoàn vẫn tiếp tục sản xuất tinh trùng nhưng số lượng tinh trùng có thể giảm theo thời gian. Tuổi tác, chế độ ăn uống, tập thể dục, hút thuốc và những tác nhân có thể thay đổi số lượng tinh trùng khỏe mạnh được sản xuất. Để chắc chắn, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm trước phẫu thuật.
  • Xác nhận "đối tác" của người bệnh có khả năng sinh con và có vấn đề gì về khả năng sinh sản không. Trường hợp chưa từng có con hoặc đã trên 40 tuổi cần khám phụ khoa và các xét nghiệm khác.

Các bác sĩ thường thực hiện nối ống dẫn tinh tại trung tâm phẫu thuật hoặc bệnh viện. Bác sĩ gây mê có thể chọn lựa gây mê hoặc gây tê giúp người bệnh không cảm thấy đau trong quá trình phẫu thuật.

Việc nối ống dẫn tinh khó hơn thắt ống dẫn tinh và nên được thực hiện bằng vi phẫu, trong đó bác sĩ phẫu thuật sử dụng kính hiển vi phẫu thuật mạnh để phóng đại ống dẫn tinh lên gấp 3-5 lần kích thước thực tế. Loại phẫu thuật này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao.

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật thường nối lại ống dẫn tinh theo một trong 2 cách:

  • Nối lại các đầu bị đứt của mỗi ống dẫn tinh.
  • Phẫu thuật nối ống dẫn tinh trực tiếp vào mào tinh hoàn (cơ quan nhỏ ở phía sau mỗi tinh hoàn chứa tinh trùng). Phẫu thuật nối ống dẫn tinh này phức tạp hơn và thường được lựa chọn nếu phẫu thuật nối các đầu bị đứt của mỗi ống dẫn tinh không thể thực hiện được hoặc không hiệu quả.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định sử dụng phương thức nào là tốt nhất trong quá trình phẫu thuật. Đôi khi cần có sự kết hợp của 2 kỹ thuật – 1 bên là nối lại các đầu bị đứt của mỗi ống dẫn tinh và 1 bên là phẫu thuật nối ống dẫn tinh.

Thông tin trên đã giải đáp chi tiết vấn đề "thắt ống dẫn tinh có tháo được không?". Nam giới có nhu cầu thực hiện thủ thuật nên đến các địa chỉ Nam khoa uy tín để được khám và nối lại ống dẫn tinh an toàn, hiệu quả.

[caption id="attachment_13037" align="aligncenter" width="761"]Trước khi thắt ống dẫn tinh, người bệnh cần chắc chắn rằng mình không muốn có con trong tương lai. Trước khi thắt ống dẫn tinh, người bệnh cần chắc chắn rằng mình không muốn có con trong tương lai.[/caption]

Rủi ro có thể gặp khi "tháo" ống dẫn tinh

Hầu như các trường hợp thắt ống dẫn tinh đều có thể nối lại được sau đó. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo thành công trong việc thụ thai trong tương lai. Thời gian thắt ống dẫn tinh càng lâu thì khả năng phục hồi lại đường dẫn tinh càng thấp.

Tháo thắt ống dẫn tinh hiếm khi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên có thể gặp một số rủi ro, bao gồm:

  • Chảy máu trong bìu: điều này dẫn đến tụ máu, gây sưng tấy và đau. Người bệnh có thể giảm nguy cơ tụ máu bằng cách làm theo hướng dẫn của bác sĩ để nghỉ ngơi. Hãy hỏi bác sĩ xem có cần tránh dùng aspirin hoặc các loại thuốc kháng đông khác trước và sau phẫu thuật hay không.
  • Nhiễm trùng tại nơi phẫu thuật: mặc dù rất hiếm gặp nhưng nhiễm trùng vẫn có nguy cơ xảy ra với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào và có thể cần điều trị bằng kháng sinh.[caption id="attachment_13038" align="aligncenter" width="726"]Hãy hỏi bác sĩ xem có cần tránh dùng aspirin hoặc các loại thuốc kháng đông khác trước và sau phẫu thuật hay không. Hãy hỏi bác sĩ xem có cần tránh dùng aspirin hoặc các loại thuốc kháng đông khác trước và sau phẫu thuật hay không.[/caption]

Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả?

Quyết định nối lại ống dẫn tinh có thể xảy ra vì một số lý do như mất con, tái hôn và người bệnh mong muốn có con trở lại.

Tháo thắt ống dẫn tinh là phẫu thuật để hoàn tác việc thắt ống dẫn tinh. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ phẫu thuật sẽ kết nối lại từng ống dẫn tinh mang tinh trùng từ tinh hoàn vào tinh dịch. Sau khi phẫu thuật nối ống dẫn tinh thành công, tinh trùng lại xuất hiện trong tinh dịch.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tháo thắt ống dẫn tinh thành công trong việc mang thai hay không, bao gồm thời gian kể từ khi thắt ống dẫn tinh, tuổi, kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật cũng như liệu người bệnh có vấn đề về khả năng sinh sản trước khi thắt ống dẫn tinh hay không.

[caption id="attachment_13039" align="aligncenter" width="747"]Nối ống dẫn tinh là phẫu thuật để hoàn tác việc thắt ống dẫn tinh. Nối ống dẫn tinh là phẫu thuật để hoàn tác việc thắt ống dẫn tinh.[/caption]

"Tháo" ống dẫn tinh rồi có con được không?

Tỷ lệ mang thai sau khi tháo thắt ống dẫn tinh sẽ dao động từ khoảng 30% đến hơn 90%, tùy thuộc vào loại thủ thuật. Việc "tháo" ống dẫn tinh có thể tốn kém chi phí hơn rất nhiều so với thủ thuật thắt.

Việc tháo thắt ống dẫn tinh thường thành công nhất khi được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật được đào tạo và sử dụng các kỹ thuật vi phẫu, bao gồm cả những kỹ thuật sử dụng kính hiển vi phẫu thuật. Đồng thời, bác sĩ đã thực hiện thường xuyên và nhiều lần thành công trước đó.

Một thời gian sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra tinh dịch của người bệnh dưới kính hiển vi để xem ca phẫu thuật có thành công hay không. Sau đó là kiểm tra tinh dịch định kỳ.

Khi việc tháo thắt ống dẫn tinh thành công, tinh trùng có thể xuất hiện trong tinh dịch trong vòng vài tuần, nhưng đôi khi có thể mất 1 năm hoặc hơn. Khả năng mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm số lượng và chất lượng tinh trùng hiện có cũng như độ tuổi của "đối tác".

[caption id="attachment_13040" align="aligncenter" width="1045"]Khi việc nối ống dẫn tinh thành công, tinh trùng có thể xuất hiện trong tinh dịch trong vòng vài tuần, nhưng đôi khi có thể mất một năm hoặc hơn. Khi việc nối ống dẫn tinh thành công, tinh trùng có thể xuất hiện trong tinh dịch trong vòng vài tuần, nhưng đôi khi có thể mất một năm hoặc hơn.[/caption]

Một số lưu ý trong chăm sóc sau khi "tháo" ống dẫn tinh

Ngay sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ băng ép bảo vệ vết mổ. Người bệnh có thể bị đau trong vài ngày. Nếu bác sĩ dán băng lên vết mổ sau khi phẫu thuật, hãy hỏi khi nào có thể tháo băng. Mọi vết khâu sẽ tan trong vòng 7 đến 10 ngày.

Sau khi trở về nhà, người bệnh nên thư giãn và cố gắng hạn chế các hoạt động có thể khiến tinh hoàn di chuyển quá mức. Khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh có thể bị đau và sưng tấy. Với hầu hết nam giới, cơn đau không nghiêm trọng và thuyên giảm sau vài ngày đến 1 tuần.

Bác sĩ cũng có thể cung cấp những hướng dẫn sau:

  • Hạn chế bất kỳ hoạt động nào có thể kéo tinh hoàn hoặc bìu, bao gồm: chạy bộ, hoạt động thể thao, đi xe đạp hoặc nâng vật nặng, trong ít nhất 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật.
  • Nếu làm công việc hành chính, người bệnh có thể trở lại làm việc sau vài ngày phẫu thuật. Nếu là lao động chân tay hoặc làm công việc đòi hỏi phải đi bộ hoặc lái xe nhiều, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm an toàn để quay lại làm việc.
  • Không quan hệ tình dục hoặc xuất tinh cho đến khi bác sĩ cho phép. Hầu hết nam giới cần hạn chế xuất tinh trong vòng 2-3 tuần sau phẫu thuật.

Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi "Thắt ống dẫn tinh có tháo được không?". Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu ngừng dùng một số loại thuốc, bao gồm thuốc làm loãng máu và thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) vì những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

About Sắc Mầu Cho Bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.